LÀM SẾP LÀ PHẢI ĐỂ NHÂN VIÊN NỂ, CHỨ ĐỪNG ĐỂ HỌ BĨU MÔI SAU LƯNG

0
Nên làm gì khi nhân viên không nghe lời?
Mỗi người một kiểu giải quyết nhưng làm thế nào để giải quyết sao cho không có lần thứ hai thì không phải ai cũng đủ khéo léo và kinh nghiệm thực hiện. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp mới (Startup) việc nhân viên không nghe lời là chuyện cơm bữa khiến cho người SẾP “mắ.t đổi màu, đầ.u bốc hơi” nghĩ phương án đối phó.
Sự không biết nghe lời có rất nhiều biểu hiện khác nhau. Có người gọi dạ bảo vâng nhưng ch.ân ta.y lại không hành động, có người thì sếp nói một, thì lập tức phải cãi hai để thể hiện quan điểm trái chiều bằng được… Nhưng, dù được định dạng ở trạng thái nào, thì những tình huống này đều có một mẫu số chung đó là: Sếp nổi giận, nhân viên ấm ức không phục, không khí làm việc căng thẳng, chống đối.
Tình hình này đương nhiên gây ra một hệ lụy mà không “chàng sếp” nào mong muốn đó là: Tình cảm sếp – nhân viên sứt mẻ, hiệu quả công việc tụt dốc không phanh, bởi sự đam mê, sáng tạo, tự giác của nhân viên bị ức chế. Còn nhân viên thì đứng trước nguy cơ “về vườn” hoặc bị “thất sủng”.
Có ý kiến cho rằng, nhân viên không biết nghe lời thì tốt nhất là cho nghỉ việc. Đây là một biện pháp quá thiển cận và tiểu nông bởi nó chẳng khác nào sếp muốn “gi.ết nhầm còn hơn bỏ sót” và nếu một ngày, nhân viên biết nghe lời cũng trở thành nhân viên không biết nghe lời thì phải làm sao?
Quan điểm “Không có nhân viên kém, chỉ có sếp kém”:

1. Nguyên tắc 1: “NÓNG HỎNG – NHỊN KHÔNG PHẢI NHỤC”

Hãy giữ cho cái đ.ầu đừng bốc h.ỏa, đừng đưa ra quyết định gì khi bạn đang bực tức. Trong mọi tình huống, doanh nghiệp sẽ chịu thiệt nhiều nhất.
Người nhân viên không nghe lời, tuỳ theo mức độ mà người SẾP có những “chuyển biến tâm lý” theo cấp độ. Có những tình huống khiến người Sếp không thể ngồi yên, không thể giữ cho hai bờ môi chạm vào nhau… mà phải “XẢ”.
Lúc này nếu bạn “XẢ” thì…
– Bạn có thể được:
– Thỏa mãn
– Xả hơi
– Tôi chưa thấy được thêm cái gì khác
Bạn có thể tuột mấ.t:
– Một người nhân viên
– Cơ hội giải quyết vấn đề
– Cơ hội hiểu nhân viên để không có lần sau
– Sự tôn trọng từ nhân viên
– Hợp đồng
– ….
Đúng là xả được cơn giận ra thì còn gì bằng? Chúng ta là sếp cơ mà nhỉ? Chúng ta được ch.ửi mắ.ng nhân viên thì có sao đâu? SAI LẦM nghiêm trọng!
Ừ thì “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” nhưng phải tùy lúc, tùy chỗ. Giận quá mất khôn chính là những lúc này chúng ta cần nhớ. Khi người nhân viên không nghe lời? và cảm nhận thấy rằng không khí không thể nóng hơn được nữa:
– Hãy nhắm m.ắt lại, (có thể nắm cả t.ay nhưng không phải để đ.ấm hay đá.nh nhé)
– Hít sâu, thở mạnh
– Quay đi trong im lặng
– Đừng quên bạn “nước” lúc này. Hãy uống nước.
– Cũng có thể đi ra ngoài hành lang….
Mọi việc nêu trên là để chúng ta “hạ ho.ả” để khỏi “tuột m.ất” những thứ mà rất khó lấy lại như phía trên tôi đã li.ệt kê. Việc làm này cũng giúp chúng ta có thêm thời gian để suy nghĩ về sự việc. Đâu ai dám khẳng định 100% mình đúng chứ?
Cũng đừng nghĩ mình “nhịn” nhân viên của mình là điều đáng xấu hổ? Tôi biết có nhiều anh SẾP luôn nghĩ mình là “bố tướng” tha hồ quát mắng, và không tội gì phải chịu nhịn nhân viên? Nhịn đúng lúc thì đâu phải là nhục!
Tôi tin rằng nếu chúng ta kìm chế được cảm xúc, xử lý êm đẹp, trong mắt người nhân viên chúng ta sẽ thêm 1 bậc mới. Bậc của sự kính trọng và nể phục.

2. Nguyên tắc 2: HÃY CÙNG CHO CHÚNG TA CƠ HỘI

Không cần gì đ.ao to b.úa lớn, để giải quyết được vấn đề một cách triệt để nhất, tôi nghĩ trước hết, chúng ta cần truy vấn nguyên nhân, tránh việc chỉ giải quyết phần ngọn, còn mầm mống của vấn đề vẫn còn đó và đợi dịp tái phát. Bằng sự rộng lượng, niềm nở đúng tầm của một người sếp, dù là sếp trẻ, hãy kêu gọi nhân viên hợp tác, cùng đối thoại trên tinh thần xây dựng, xem xét truy vấn nguyên nhân, do đâu gây ra hiện tượng bất đồng trên.
Hãy cho nhân viên của mình có cơ hội giãi bày, thậm chí họ có thể tự nhận ra lỗi lầm của mình, như thế cũng tức là bạn đang cho mình một cơ hội, cơ hội để nhìn nhận lại vấn đề từ đó rút kinh nghiệm, cơ hội để hàn gắn mối quan hệ.
Đặc biệt, là cơ hội để tỉnh táo nhận ra, đâu sẽ là những nhân viên cầu thị, có năng lực có thể gắn bó cùng mình trên thương trường á.c li.ệt, còn đâu là những kẻ cần dừng bước thông qua việc xem xét thái độ hợp tác, cầu tiến, cầu thị của nhân viên .Như vậy, trước hết, sếp hãy làm công tác tư tưởng cho chính mình, hãy nhẫn nại những cá.u gi.ận tức thời, để giữ một cái tấm sáng có thể niềm nở, rộng lượng cùng cho cả mình và nhân viên cơ hội.

3. Nguyên tắc 3: CÓ PHẢI SẾP LUÔN ĐÚNG?

Có lẽ, sếp cũng cần “lặng” để tự vấn mình. Trong mối quan hệ người sử dụng lao động – người lao động, thì sếp đương nhiên là người bỏ tiền ra mua sức lao động của nhân viên nhưng ngược lại, nhân viên cũng phải bỏ sức lao động mới có thể nhận lương của sếp, đây rõ ràng là một mối quan hệ qua lại bổ sung, hỗ trợ không phải chế độ qu.ân ph.iệt.
Như vậy chẳng có lý nào, sếp luôn đúng còn nhân viên luôn sai và luôn phải có thái độ phục tùng. Sếp cũng sẽ có lúc “đãng trí bác học”, còn nhân viên đôi lúc cũng không thể tránh khỏi sai sót, đặc biệt là những vị sếp trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm lăn lộn thương thường. Nếu sếp sai mà không tự làm gương sửa chữa thì đương nhiên gây ra sự bất phục, hậm hực, chán nản từ phía nhân viên. Lúc này, xem ra việc nhân viên không nghe lời cũng cần bàn lại nguyên nhân. Bởi thể, để cải thiện một mối quan hệ, để cùng phát triển, sếp cũng phải nhìn lại mình và đừng quên thử đặt mình vào vị trí của nhân viên.

4. Nguyên tắc 4: HÃY ĐỂ NHÂN VIÊN NỂ PHỤC, ĐỪNG ĐỂ NHÂN VIÊN SỢ

LÀM SẾP LÀ PHẢI ĐỂ NHÂN VIÊN NỂ, CHỨ ĐỪNG ĐỂ HỌ BĨU MÔI SAU LƯNG
Khi nhân viên không nghe lời, biện pháp quát mắng, ch.ửi b.ới, ra nội quy thật ngặt nghèo, chế tài phạt thật nặng, hẳn có thể làm nhân viên sợ mà tuân thủ. Nhưng lúc này, nhân viên hoặc làm chố.ng đố.i, hoặc làm hết trách nhiệm rồi thôi chứ không thể phát huy được tính sáng tạo vì không có mong muốn cống hi.ến.
Và thế là vấn đề mới phát sinh cũng nghiêm trọng không kém: Nhân viên không chịu phát huy được năng lực làm việc. Ngược lại nếu muốn nhân viên nghe lời, làm việc không chỉ bằng trách nhiệm mà còn vì mong muốn cống hi.ến và thiết tha gắn bó thì sếp phải làm sao để nhân viên nể chứ không phải sợ. Để như thế, sếp không chỉ là một người có tầm mà còn phải có tâm. Đặt mình vào vị trí nhân viên, coi lợi ích của nhân viên cũng chính là lợi ích của mình, từ nguyên nhân đã tìm hiểu mà chỉ rõ sai đúng công minh, tốt nên thưởng, sai phải phạt.
Nội quy, chế tài phải có nhưng đó chỉ là công cụ để duy trì trật tự chứ không phải nhằm mục đích é.p bu.ộc nhân viên phải làm theo ý mình. Nếu như thế, nhân viên có ngang bướng đến đâu cũng phải khuất phục.

5. Nguyên tắc 5: CHÚNG TA CÒN LÀ ANH EM

Đừng quên rằng, ngoài mỗi quan hệ sếp – nhân viên, thì sếp và nhân viên còn là những những người anh em, chị em, bạn bè. Tạm gác công việc sang một bên, sếp cũng có thể giống như người anh, người chị rộng lượng mà yêu thương, chia sẻ, chỉ bảo điều hay lẽ phải cho các em của mình.
Công việc vốn dĩ mang quá nhiều áp lực, nào doanh số, nào deadline, nào chiến lược phát triển… Hãy để mối quan hệ tốt đẹp, dễ chịu trong cuộc sống đời thường sau giờ tan sở hóa giải những căng thẳng trong công việc, đơn giản là bằng một trận bóng sau giờ làm việc, có thể là chầu b.ia trong ngày hè nóng nực, hay bữa nem lụi bên bờ hồ lộng gió…
Trước một sự việc, chúng ta có nhiều cách để giải quyết, có thể mặc kệ, có thể đương đ.ầu, đương đ.ầu cũng có nhiều cách, hoặc cương hoặc nhu… và mỗi cách sẽ mang lại những hệ quả khác nhau. Khi nhân viên không nghe lời cũng vậy, hoặc được nhân viên nể phục, hoặc ch.ống đ.ối hoặc gắn bó, hoặc ra đi… phần nhiều phụ thuộc vào việc lựa chọn cách xử sự của sếp.
 
Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

 

Nguồn: https://www.facebook.com/hbr.edu.vn/posts/pfbid02dHt9kkmE865knpotm9jW8RnfGFzPLs4mp5jH4X6kVFZzuRoLQDhJRf63DmNBUrZyl

Nguồn bài viết hbr.edu.vn
Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ