Mùa thu đông ăn 8 loại cháo này giúp bảo vệ ngũ tạng, tăng cường miễn dịch, nâng cao tuổi thọ
Thời tiết đang chuyển từ mùa thu sang mùa đông, đây là thời điểm quan trọng để bảo vệ dạ dày và đường ruột của bạn.
Trong chế độ ăn mùa thu, không nên ăn nhiều các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng rất dễ kích thích đường ruột và dạ dày, và cháo là món ăn bổ dạ dày, dưỡng tỳ vị, giảm khô phổi, chắc chắn là lựa chọn tuyệt vời cho sức khỏe giao mùa.
1. Cháo bí đỏ
Thời gian này, bí đỏ chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất, món cháo bí đỏ cũng là món ăn phù hợp nhất đối với mọi người trong thời tiết giao mùa hiện nay. So với các loại cháo như cháo trứng, thịt nạc thì cháo bí đỏ thích hợp hơn cho việc làm ấm đường tiêu hóa của con người vào mùa thu đông.
Theo quan điểm của y học cổ truyền Trung Quốc, cháo bí đỏ có tính trung hòa, thường ăn cháo bí đỏ có tác dụng dưỡng khí, thanh nhiệt, giải độc, đồng thời có tác dụng làm dịu cơn hen, giảm sưng tấy vì vào mùa thu đông, bí đỏ có vị ngọt và mùa thu đông thời tiết khô hanh, khiến nhiều người có các triệu chứng như môi nứt nẻ, chảy máu mũi và da khô.
Y học Trung Quốc cho rằng mùa thu đông hanh khô có liên quan đến việc cơ thể không đủ chất lỏng và thiếu hụt dương khí ở phổi, cháo bí đỏ có tác dụng thanh nhiệt bổ hỏa, bổ tỳ vị, kết hợp với một số chất dịch cơ thể tăng cường sức khỏe, dưỡng âm, dưỡng ẩm cho phổi.
2. Cháo mè đen
Hạt vừng đen rửa sạch, phơi khô, rang chín, giã nhuyễn, mỗi lần lấy 25g, cho 100g gạo tẻ vào nấu thành cháo, thêm 1 thìa mật ong, đun đến khi cháo đặc. Vừng đen có tác dụng làm ẩm ruột, nhuận tràng, ích ngũ tạng, chắc xương. Món cháo này thích hợp cho người suy gan thận, phong hàn, phân khô, bồi bổ cơ thể sau khi ốm, tăng sữa ở phụ nữ sau sinh.
3. Cháo mộc nhĩ trắng
Mộc nhĩ trắng 20g rửa sạch cắt nhỏ, kỷ tử 30g, gạo tẻ 100g. Tất cả đem hầm mềm, thêm đường phèn, ăn nóng. Công dụng: bồi bổ can thận, hoạt huyết thông khí, dưỡng âm sinh tân, đặc biệt thích hợp với những người mắc các bệnh đường hô hấp, da dẻ hay bị nứt nẻ vào mùa thu đông.
4. Cháo táo đỏ
Món cháo táo đỏ nấu cùng với hạt sen, long nhãn, kỷ tử rất tốt cho cơ thể và đặc biệt là giấc ngủ của chúng ta. Các thành phần dùng nấu cháo này đều là các vị thuốc rất tốt cho sức khỏe con người. Khi kết hợp cùng nhau tạo ra món ăn cực giàu dinh dưỡng và làm nổi bật lên công dụng của táo đỏ. Món ăn có tác dụng an thần, giúp bạn giảm bớt lo âu, căng thẳng và ngủ ngon hơn.
5. Cháo hoa cúc
30g hoa cúc và 100g gạo tẻ, sắc lấy nước cốt của hoa cúc và gạo nấu thành cháo. Cháo hoa cúc có tác dụng tán phong nhiệt, bổ gan hỏa, bồi bổ thị lực… thích hợp với các loại cảm mạo phong nhiệt mùa thu, họng khô rát, mắt đỏ, sưng đau, còn có tác dụng phòng bệnh tim mạch rất tốt.
6. Cháo cà rốt
150g cà rốt, gọt vỏ, rửa sạch, thái nhỏ, nấu thành cháo với 100g gạo tẻ. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng cà rốt có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hạ khí, cải thiện chức năng lồng ngực, cơ hoành và bồi bổ ngũ tạng, món cháo này thích hợp với người bị táo bón, khó tiêu, đầy bụng.
7. Cháo kỷ tử
30g kỷ tử, 100g gạo nhật, thêm lượng nước thích hợp, nấu thành cháo. Cháo kỷ tử có tác dụng bồi bổ gan thận, cải thiện thị lực, bổ tỳ vị, dùng thích hợp cho người trung niên và người già bị suy âm gan thận, mắt mờ, chân tay đau mỏi.
8. Cháo khoai tây
100g khoai tây, gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ, 100g gạo tẻ nấu thành cháo. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng khoai tây có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ tỳ vị, bồi bổ sinh lực, món cháo này thích hợp cho người đau bụng, táo bón…
Món cháo tuy tốt nhưng không phải là thuốc chữa bách bệnh, cần lưu ý điểm sau: Người già không nên ăn 3 bữa cháo mỗi ngày. Khi về già, hệ tiêu hóa suy giảm, ăn cháo đúng cách quả thực rất tốt cho tiêu hóa, nhưng nếu làm như vậy hàng ngày sẽ không tốt cho cơ thể. Vì cháo không cần nhai kỹ, nhai thiếu sẽ đẩy nhanh quá trình thoái hóa cơ quan nhai của người già, hàm lượng chất xơ trong cháo thấp, không có lợi cho việc giải độc ở người cao tuổi.
Thegioibantin.com | VinaAspire News