Nghề nhân sự và những hiểu lầm tai hại khiến bạn luôn “tưởng bở” về nó

0

Matsushita Konosuke – Ông tổ của phương thức kinh doanh kiểu Nhật từng chia sẻ “Tài sản quý nhất của các doanh nghiệp chính là con người”. Mà nghề nhân sự chính là quản lý những tài sản quý nhất của doanh nghiệp. Chính vì thế, công việc ở vị trí này không hề đơn giản và dễ dàng như bạn từng nghĩ.

 

Nghề nhân sự là gì?

Nghề nhân sự là nghề gì? Nhân sự là bộ phận đảm nhận công việc quản lý nguồn nhân lực của công ty hay doanh nghiệp. Vị trí này có vai trò quan trọng trong mỗi công ty, bởi nó giúp duy trì mối quan hệ lao động tốt đẹp và bền vững để cùng nhau tạo nên sự phát triển vững mạnh của doanh nghiệp.

 

Công việc chính của ngành nhân sự 

Công việc chính của ngành nhân sự bao gồm: 

  • Giám sát và quản lý các buổi tuyển dụng cho doanh nghiệp
  • Triển khai các kế hoạch tổ chức phân bổ lao động phù hợp
  • Quản lý và training (đào tạo) các kỹ năng cần thiết cho ứng viên
  • Thực hiện và hoàn tất các giấy tờ, thủ tục liên quan đến nhân sự: nghỉ phép, nghỉ việc,…
  • Đề xuất cắt giảm biên chế, tái tạo cơ cấu,…

Những hiểu lầm tai hại về ngành nhân sự

Ngày nay có rất nhiều bạn trẻ lựa chọn theo đuổi ngành nhân sự vì nghĩ rằng ngành này sẽ cho họ có cơ hội được tiếp xúc với con người, giúp con người phát triển tiềm năng. Thế nhưng, liệu rằng suy nghĩ này đã đúng hay chưa? Ngành nhân sự có thật sự “màu hồng” như thế không?

Câu trả lời sẽ có nếu bạn biết được 5 hiểu lầm tai hại về nghề nhân sự dưới đây.

 

1/ Luôn trong vai “bà tiên” với nhân viên

Nếu bạn nghĩ rằng nghề nhân sự là môi trường để bạn được “hiền lành” khi tiếp xúc với mọi người thì bạn đã sai. Ngược lại, khi bắt đầu công việc của một giám đốc nhân sự, bạn cần phải thẳng thắn và quyết đoán khi đưa ra nhận xét, thậm chí là nói ra những điều gây mất lòng với ứng viên của mình để tìm kiếm nguồn nhân lực phù hợp nhất cho công ty.

 

2/ Luôn đóng vai ác khi cắt giảm biên chế, tái cơ cấu

Một trong những công việc mà nghề nhân sự luôn phải đối mặt chính là đóng vai ác khi thực hiện chính sách tái cơ cấu hay cắt giảm biên chế. Môi trường công sở là nơi có người mạnh và cũng có người yếu. Việc của một người quản lý nhân sự chính là sàng lọc để chọn ra người mạnh nhất ở lại phục vụ cho công ty.

Tất nhiên, người bị bạn loại ra khỏi vị trí việc làm chắc chắn sẽ không mấy thiện cảm với bạn. Thậm chí, có người rất cần công việc này nhưng họ lại không đủ khả năng và bạn loại họ hay đôi khi người bạn loại còn là đồng nghiệp mà bạn yêu quý. Điều này rất có thể sẽ khiến bạn mất đi một số mối quan hệ tốt đẹp với mọi người.

Vậy đấy, quản lý nhân sự luôn đóng vai ác trong những lúc như thế.

 

3/ Khoảng cách từ “ông bụt” và “kẻ xấu” chỉ là 1 câu nói

Bạn đã bao giờ đi phỏng vấn và bị từ chối hoặc đồng ý chưa? Người được nhận chắc chắn sẽ vui, còn người bị loại đương nhiên sẽ buồn. Thế nhưng, ít ai biết được người phải chịu sự áy náy trong lòng nhiều nhất lại chính là nhà tuyển dụng, hay nói chính xác hơn là nhà quản lý nhân sự.

Việc bạn chính miệng thông báo với ứng viên rằng họ bị loại khỏi vị trí này quả thật không hề dễ dàng gì.

 

4/ Giải quyết các vụ bồi thường hợp đồng

Người lao động luôn trong tâm thế phải được nhận những gì họ muốn. Nhưng người quản lý nhân sự lại phải cân nhắc trả cho lao động những gì xứng đáng, căn cứ vào các điều khoản và luật định của công ty. 

Và khi điều này xảy ra, rất có thể bạn phải đối mặt với những cuộc tranh cãi và xung đột lớn tiếng. Chính những lúc này, nghề nhân sự mới thật sự cần có những người khéo léo và thông minh để dẫn dắt tình huống và giải quyết nó nhanh, gọn và hiệu quả.

Một thực trạng trong ngành quản lý nhân sự ngày nay là “Cứ 100 doanh nghiệp hoặc công ty trên thế giới lâm vào tình cảnh phá sản thì có đến 85% trong số đó do chính sách quản lý của người đứng đầu mà ra” – Rand, Công ty tư vấn nổi tiếng thế giới.

Thật vậy, ngành quản lý nhân sự chưa bao giờ là dễ dàng. Ngoài những suy nghĩ màu hồng về sự đồng hành, phát triển và khai thác tiềm năng của con người thì vẫn còn tồn tại những màu xám nhất định trong một vài tình huống.

Vì thế, khi có ý định lựa chọn gắn bó với nghề nhân sự hãy cân nhắc kỹ càng về những gì bạn phải trải qua. Nếu bạn là một người thẳng thắn, kiên định, mạnh mẽ và chắc rằng có thể mạnh dạn vượt qua những điều trên thì còn chần chờ chi nữa, đây là ngành nghề dành cho bạn.

 

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

Thế giới bản tin | Vina Aspire News
Vina Aspire – Vững bảo mật, trọn niềm tin

Nguồn : https://www.vietnamworks.com/hrinsider/kt_chuyen_nganh/nghe-nhan-su-va-nhung-hieu-lam-tai-hai-khien-ban-luon-tuong-bo-ve-no

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

may lam kem nguyen lieu lam kem - nguyen lieu lam yogurt bột lm kem may ao thun may ba lo theo yeu cau san xuat moc khoa gia re may o thun quảng co dịch vụ bốc xếp Sản xuất đồ bộ